Đàn ông sợ vợ thì sao?

Chuẩn bị dắt xe đi làm, anh Bình bị vợ đấm một cái vào lưng đau điếng và quát khẩu lệnh: Còn gào mên cơm đâu? Anh Bình rón rén chạy vào nhà xách vội hộp cơm.

“Trưa ăn cơm nhớ gọi”, Như Ý, vợ Bình nhắc nhở. “Anh nhớ rồi, vợ yên tâm”, Bình đáp rồi chạy lấp xấp ra xe. Trong nhà tôi, mọi lời nói của cô ấy là thánh chỉ, phải một mực tuân theo”, anh Nguyễn A Bình, 37 tuổi, giáo viên một trường học ở Cần Thơ cười, giải thích trước khi chạy xe đi làm.

Đúng 11 giờ 30 phút, cơm trưa, Bình cầm điện thoại gọi video và lia máy quay một vòng để minh chứng với vợ là mình đang ăn cơm tại căn tin trường. Nổi tiếng là một người sợ vợ đúng mực nên những hành động của Bình chẳng ai lấy làm khó hiểu nữa.

Hàng ngày, vợ Bình bắt anh dậy sớm để chuẩn bị cơm sáng đi làm và đưa con cái đi học; bỏ quần áo vào máy giặt, lau dọn nhà sơ qua một lượt thì chở con đến trường. Lịch trình đi làm của anh Bình luôn cố định, không sớm quá 10 phút, cũng không được về muộn quá 30 phút.

Hôm nào có lịch diễn hoặc dạy bù thêm đột xuất, Bình phải gọi điện thông báo cho vợ sớm để cô vợ yên tâm. Tiền lương hàng tháng của anh được chuyển thẳng vào số tài khoản của vợ, tin nhắn thông báo lương, thưởng cũng bằng số điện thoại của cô. Thỉnh thoảng, có đồng nghiệp rủ đi nhậu, anh phải gọi vợ để xin phép, trình bày đi với ai, ở đâu, bao giờ về và tuyệt đối không dám về quá giờ vợ cho phép.

Mặc dù nghe lời vợ như thế, nhưng Bình vẫn thường xuyên bị đánh. Hàng xóm từng chứng kiến cảnh cô vợ xách xe chạy lại chỗ Bình nhậu lúc 12 giờ trưa vì không tin anh đi với đồng nghiệp. “Thú thật là…tôi rất sợ cô ấy”, Bình buồn bã chia sẻ. 

Ở cơ quan, anh là một người thầy được học trò yêu mến, có trình độ chuyên môn thạc sĩ, được đồng nghiệp quý trọng. Nhưng về nhà anh lại biến hình thành osin đúng chuẩn. Ngoài những công việc rửa chén, quét nhà, giặt đồ, tắm rửa cho con cái, vợ sai gì anh làm đấy. Bị quát mắng, anh chỉ dám cười trừ. Kinh tế gia đình do vợ chủ quản, nên mọi việc trong nhà và cả việc làm ăn, anh đều thông qua ý vợ. “Cô ấy cảm thấy không thông, tôi không dám quyết định”, Bình nói.

“Đàn ông sợ vợ” là một chủ đề nói mãi không bao giờ hết. Nó vừa là câu chuyện kể bi ai, vừa là câu chuyện cười cho đồng nghiệp, cũng là câu chuyện để cân phân cho những ai sắp lập gia đình. 

Anh Bình, là một trường hợp điển hình cho những mẫu chồng “sợ vợ”. Có những người khi đi tới đâu, làm gì, ngồi với ai cũng phải chụp ảnh seo-phi để gửi về báo cáo vị trí cho vợ hay. 

Theo giới chuyên gia, có thể chia đàn ông sợ vợ làm ba kiểu:

Kiểu thứ nhất:

Tôn trọng, lắng nghe, yêu thương vợ nhiều nên coi trọng, chiều chuộng theo ý kiến của vợ. Kiểu sợ vợ này thực chất là tôn trọng vợ để vợ yêu thương thêm. Người vợ trong trường hợp này thường là những người có cách sống được chồng và trong gia đình coi trọng.

Kiểu sợ vợ thứ hai:

Là nhường nhịn cho êm ấm gia đình. Người vợ của những ông chồng này thường cũng đáo để. Người chồng hiểu chuyện và cũng chủ động không tranh cãi, vì có nói cũng chỉ gây thêm xung đột, mâu thuẫn.

Kiểu thứ ba:

Là sợ vợ là sự thật, như bị yếu bóng vía, sợ từ trong tiềm thức. Kiểu này người chồng không muốn sợ vợ nhưng không biết làm thế nào để phản kháng, “trị vợ”. Người vợ của đối tượng này là những cô “nữ tướng” trong nhà, cai quản và kiểm soát tất cả, kể cả chồng. Thậm chí có trường hợp bắt nạt, đánh đấm hoặc cấm túc chồng nếu không lắng nghe theo ý.

Dù sợ vợ theo kiểu nào, đằng sau đều có những lý do. Có anh chồng vì từng phạm lỗi, được vợ tha thứ nên từ đó không dám cãi lời. Có người vì được vợ vun vén, chăm lo tài chính trong gia đình, nên mọi ý kiến đều phải theo ý vợ.

Cho nên, nếu thật sự lập gia đình, chúng ta nên bày tỏ cùng đối phương những việc quan trọng trong gia đình: như quản lý tài chính, nuôi dạy con cái, đối xử với hai bên nội ngoại thế nào, thậm chí cả việc chăm sóc nhà cửa, cơm nước cũng cần chia sẻ để cả hai bàn bạc, trao đổi. Đừng để, mỗi khi chồng mình ra đường, lại đến xin tiền cafe hoặc mỗi khi có ai đến thăm nhà, người chồng phải liết nhìn ánh mắt vợ mình ra sao.

Ý kiến tác giả:

Trên đây là một câu chuyện hư cấu có thật. Mình viết với mong muốn mỗi người chúng ta, trước khi quyết định tiến đến hôn nhân, cần trao đổi tất cả những vấn đề lớn nhỏ, quan trọng hay nhỏ nhặt trong cuộc sống gia đình. Để cả hai thấu hiểu, chấp nhận và dung hoà, mang đến kết quả tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau, gia đình vui vẻ hạnh phúc, và gia đình thật sự là nơi chúng ta tìm về sau những giờ làm việc mệt mỏi.

QR: Đàn ông sợ vợ thì sao?

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button